Bạn đã biết về Mangaka – Họa sĩ truyện tranh Nhật Bản?
Là “cái nôi” của những tác phẩm Manga nổi tiếng, nghề vẽ truyện tranh tại Nhật Bản luôn thu hút nhiều người theo đuổi. Những người này được gọi là Mangaka – họa sĩ vẽ truyện tranh. Vậy Mangaka có phải là một nghề? Nghề Mangaka có gì đặc biệt? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Bài Viết
Mangaka là gì?
Mangaka được ghép bởi “mangan” và “ka”. Manga là những tác phẩm truyện tranh mang phong cách của Nhật Bản. Còn “ka” là từ tiếng Nhật, ngụ ý mức độ tinh thông đối với một ngành nghề nào đó. Mangaka, hiểu một cách đơn giản, là thuật ngữ chỉ các họa sĩ truyện tranh Nhật Bản.
Tại Nhật, Mangaka là một nghề rất phát triển, thu hút nhiều người quan tâm với số lượng cực kỳ đông đảo. Theo ước tính, hiện có khoảng 3000 Mangaka chuyên nghiệp đang làm việc tại Nhật Bản. Bên cạnh đó là những Mangaka nghiệp dư hay những người thuộc nhóm hỗ trợ những Mangaka chuyên nghiệp.
Mangaka là người chịu trách nhiệm cho sự thành công và thất bại của một tác phẩm Mangaka. Họ kiêm tất cả các công việc liên quan đến sáng tạo, từ tiêu đề, nội dung cho đến bản vẽ thực tế. Những tác phẩm Manga , vì thế, được ví như “đứa con tinh thần” của Mangaka.
Nghề Mangaka là một nghề nghiêm tục và khá mệt mỏi. Tuy nhiên, số tiền họ nhận được chưa chắc đã tương xứng do thu nhập của Mangaka sẽ phụ thuộc vào tác phẩm của họ. Mangaka chỉ giàu có khi tác phẩm của họ nổi tiếng và kiếm được tiền từ bản quyền và các ấn phẩm bán ra. Vì thế, phần lớn các Mangaka gắn bó với nghề vì đam mê và “hy vọng” sự nổi tiếng mà thôi.
Bạn biết gì về Mangaka – những người làm việc về đam mê?
Những họa sĩ truyện tranh Nhật Bản được biết đến nhiều trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, không phải ai “vào nghề”cũng có thể trở nên nổi tiếng. Số lượng Mangaka gây được sức vang lớn thật sự không nhiều. Vì thế, nghề Mangaka được ví như những người “làm việc vì đam mê”.
Vậy ngành họa sĩ truyện tranh có những đặc thù gì?
Xuất thân “đa dạng”
Những Mangaka có xuất thân khá đa dạng. Họ có thể là từ nhà văn, bác sĩ, một người kỹ sư hay người học mỹ thuật..có niềm đam mê với truyện tranh. Khi mới “vào nghề”, những Mangaka nghiệp dư thường đảm nhận vai trò trợ lý cho những Mangaka chuyên nghiệp.
Đội ngũ trợ lý Mangaka rất đông đảo
Những tác phẩm Manga là “đứa con tinh thần” của Mangaka. Tuy nhiên, nó cũng là công sức của rất nhiều người “trợ lý”. Những trợ lý này sẽ thực hiện công việc phụ như vẽ cảnh nền, vẽ bóng hay xử lý đồ họa trên máy tính. Thậm chí, có những Mangaka có hàng chục trợ lý. Tuy vậy, cũng có những Mangaka không có trợ lý nào do họ muốn thực hiện bộ Manga của mình từ đầu đến cuối.
Lương của Mangaka như thế nào?
Nghề họa sĩ truyện tranh ở Nhật khá “vất vả”, xong lại có mức lương khá “bèo”. Thực tế, cuộc sống của họ không giàu có hay dư giả như bạn nghĩ. Nhiều Mangaka phải sống tại những căn nhà lụp xụp và vướng phải nhiều khoản nợ.
Một số ít Mangaka được hưởng mức lương cao từ tiền nhuận bút, tiền bán truyện hay tiền nhuận bút, quảng cáo, tiền bản quyền thương hiệu…Tuy nhiên, đây chỉ là phần nhỏ các Mangaka có tác phẩm Manga nổi tiếng.
Cường độ công việc của Mangaka…rất cao
So với những ngành nghề khác thì công việc của các Mangaka khá áp lực và vất vả. Họ là người xây dựng cốt truyện và vẽ các nhân vật chính. Những phần phụ và hoàn thiện thường sẽ được đội trợ lý của Mangaka xử lý.
Thường các Mangaka sẽ làm 5-6 bộ Manga cùng một lúc, vì thế, áp lực nộp bản thảo để ra truyện là vấn đề không hề đơn giản.
Làm việc vì đam mê
Có thể thấy, Mangaka không phải là ngành nghề đơn giản. Tỷ lệ thành công trong lĩnh vực này cũng khá thấp. Hầu hết các Mangaka có cuộc sống nghèo khổ. Tuy nhiên, Mangaka luôn làm việc vì đam mê chứ không phải vì tiền hay sự nổi tiếng.
Top 4 Mangaka giàu nhất “đất nước mặt trời mọc”
Tên tuổi của Mangaka gắn liền với tác phẩm của họ. Và những giá trị mà tác phẩm Manga tạo ra có thể tồn tại, ngay cả khi Mangaka không còn nữa. Dưới đây, hãy cùng “điểm danh” những Mangaka giàu nhất Nhật Bản.
Eiichiro Oda (200 – 230 triệu USD trở lên)
Eiichiro Oda đứng đầu trong top Mangaka giàu nhất tại “đất nước mặt trời mọc”. Đây chính là tác giả đứng sau bộ Manga bán chạy nhất mọi thời đại – One Piece.
Tính từ khi giới thiệu cuộc phiêu lưu của băng Mũ Rơm năm 1997, bộ Manga nổi tiếng này đã bán được 450 triệu bản. Con số thực tế này cao hơn khoảng 150 triệu so với doanh thu ước tính từ series Dragon Ball của Akira Toriyama.
Nhiều tính toán ước tính giá trị khối tài sản đã đặt Eiichiro Oda ở mức 200 triệu USD, một số khác lên đến 230 triệu USD. Số liệu này khiến Eiichiro Oda trở thành Mangaka giàu có nhất tính đến thời điểm này.
Akira Toriyama (45 – 50 triệu USD trở lên)
Akira Toriyama là Mangaka có ảnh hưởng lớn tại Nhật Bản. Bộ Manga Dragon Ball đạt doanh thu lên đến 300 triệu bản đã đưa Toriyama trở thành một biểu tượng của nền công nghiệp truyện tranh.
Bên cạnh đó, Toriyama cũng chịu trách nhiệm cho phần lớn các thiết kế nhân vật của loạt game Dragon Quest đồ sộ.
Bộ Manga Dragon Ball có tác động và ảnh hưởng đáng kinh ngạc, giá trị tài sản ước tính khoảng từ 45 đến 50 triệu USD.
Gosho Aoyama (50 triệu USD trở lên)
Gosho Aoyama là người đứng sau kịch bản của bộ Manga đình đám – Thám tử lừng danh Conan. Bộ manga đã bán được khoảng 230 triệu bản, tuy nhiên, số lượng thực có khả năng cao hơn nhiều.
Thám từ lừng danh Conan có mức độ phủ sóng “ngập mặt” mọi gian hàng, kệ sách truyện tranh tại bất cứ nơi đâu trên thế giới. Theo như ước tính giá trị tài sản của Gosho Aoyama được cho là khoảng 50 triệu USD.
Hajime Isayama (45 – 50 triệu USD)
Attack on Titan của Hajime Isayama không chỉ vẽ những người khổng lồ mà còn thu về số tiền “khổng lồ”. Nội dung bộ Manga này kể về một xã hội đang bị đe dọa bởi những người khổng lồ được gọi là Titan.
Bộ truyện nổi tiếng này đạt doanh thu lên đến hơn 100 triệu bản bán ra trong thời gian ngắn kỷ lục. Tốc độ doanh thu tăng chóng mặt đã đưa Hajime nhảy thẳng vào top những mangaka giàu nhất 2020 của tờ Trendcelebsnow. Theo như định giá tài sản ròng của Hajime Isayama, ước tính khoảng 45 đến 50 triệu USD.
Gắn liền với văn hóa truyện tranh tại Nhật Bản, Mangaka là một ngành nghề “hot” tại “đất nước hoa anh đào” này. Thậm chí, Nhật còn có chương trình đào tạo riêng cho ngành Manga, Anime. Khi theo học ngành học này, bạn sẽ được dạy cách sáng tác những bộ truyện tranh và hoạt hình ấn tượng. Nếu bạn đang có dự định đi du học Nhật Bản mà chưa biết cách chọn ngành nghề phù hợp thì ngành học này có thể là gợi ý hay cho bạn.