Vấn nạn tự tử ở Hàn Quốc – Nguyên nhân do đâu?
Vấn nạn tự tử ở Hàn Quốc – Nguyên nhân do đâu?

Vấn nạn tự tử ở Hàn Quốc – Nguyên nhân do đâu?

Được gọi là “sự trừng phạt của Hàn Quốc”, vấn nạn tự tử ở Hàn Quốc là một hiện thực nghiệt ngã, nơi mà mọi con người thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi, giới tính chọn lựa cái chết như một sự giải thoát…

1. Giới trẻ Hàn đối mặt với tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới

Theo nhiều ghi nhận, tại xứ kim chi, rất nhiều thanh niên tìm đến cái chết vì không vượt qua được áp lực học hành. Vinh quang của gia đình được gắn chặt với những thành tích tại trường đại học của con cái. nhiều nghiên cứu, khảo sát đã thừa nhận hiện tượng và gọi đó là “sự trừng phạt của Hàn Quốc”. đây là một hiện thực nghiệt ngã tại nơi có nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Á.

Kết quả thống kê cho thấy, Hàn Quốc có 13.670 người tự sát trong năm ngoái, trung bình có 37 người/ngày. Đặc biệt, tỷ lệ tự sát gia tăng trong tất cả các nhóm tuổi ở Hàn Quốc, trừ những người trên 80 tuổi. Trong số trẻ vị thành niên, tỉ lệ tự sát đã tăng lên đến 22.1%

Cũng theo Statistic, tỷ lệ đàn ông Hàn Quốc tự sát cao gấp đôi phụ nữ nước này. Trong khi tỷ lệ phụ nữ Hàn Quốc quyên sinh đứng top đầu thế giới.

Bài viết được quan tâm:

Kinh nghiệm du học Hàn Quốc nhất định phải biết

Đi du học Hàn Quốc hay Nhật Bản

2. Nguyên nhân của vấn nạn tự tử ở Hàn Quốc là gì?

Theo phân tích từ những chuyên gia tâm lý, tỷ lệ tự sát của Hàn Quốc xuất phát từ một xã hội đầy áp lực, thường được xếp vào nhóm cao nhất thế giới. Tại xứ kim chi, tự tử là nguyên nhân tử vong phổ biến thứ tư. Đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, các nhà khoa học xã hội luôn trăn trở tìm lý do một quốc gia thịnh vượng về kinh tế lại có tỷ lệ tử vong cao đến vậy.

2.1 Gia đình

Tại Hàn Quốc, rất nhiều người là trẻ mồ côi hay mất bố mẹ do chiến tranh Triều Tiên. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 12.532 người lớn, có đến 18.6% trong số người khảo sát bị mất bố mẹ hoặc cả bố cả mẹ từ khi còn trẻ.

Một nghiên cứu khác cho thấy, nam giới có tỷ lệ cố gắng tự sát cao nhất khi mẹ mất lúc họ 0-4 tuổi và 5-9 tuổi. Phụ nữ có tỷ lệ cố gắng tự sát cao nhất khi mẹ mất lúc họ 5-9 tuổi.

2.2 Ảnh hưởng từ truyền thông – hiệu ứng Werther

Hiệu ứng Werther – tự sát bắt chước khá phổ biến tại Hàn Quốc. Một số người quyên sinh để phản ứng với những vụ việc tự sát trước đó.

Theo nghiên cứu “ Tác động của 13 vụ người nổi tiếng tự sát đối với tỷ lệ tự sát sau đó ở Hàn Quốc năm 2005- 2009, số vụ tự tử ở Hàn Quốc tăng mạnh sau cái chết của những người nổi tiếng.

Kết quả nghiên cứu của Fu King-Wa, C. H. Chan và Michel Botbol, thì cứ 11 vụ người nổi tiếng tự sát thì có 3 vụ dẫn tới tỷ lệ tự sát gia tăng trong dân số Hàn Quốc. sau khi loại bỏ những yếu tố gây nhiễu, các nhà nghiên cứu nhận thấy mối tương quan mạnh giữa các vụ tự sát của người nổi tiếng với mức độ gia tăng tự tử trong dân chúng trong vòng 9 tuần.

2.3 Internet

Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, mức độ sử dụng internet cũng liên quan đến tự sát. Cụ thể, trong số 1.573 học sinh phổ thông, 1,6% nghiện internet và 38% có nguy cơ nghiện internet, theo International Journal of Nursing Studies. Những học sinh này có tỷ lệ tự sát cao hơn những người không nghiện internet.

2.4 Giáo dục

Nền giáo dục Hàn Quốc được đánh giá ở top đầu trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục vô hình chung gây áp lực rất lớn cho học sinh.

Học sinh Hàn Quốc có nghĩa vụ tham gia đầy đủ kỳ thi kiểm tra năng lực đại học. Trong dịp này, máy bay bị cấm để đảm bảo rằng thí sinh không bị phân tán tư tưởng. Việc thi cử tại Hàn Quốc cũng rất cạnh tranh vì học sinh nào cũng muốn đỗ vào trường đại học danh tiếng.

Và mặc dù nền giáo dục của Hàn Quốc được xếp hạng rất cao trên thế giới, nhưng sự căng thẳng và sức ép học hành bị coi là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tự sát cao trong thanh thiếu niên độ tuổi từ 10-19 tuổi.

Năm 2018, cứ 100.000 người trong độ tuổi 9-24 thì có 9,1 người tự tử, tăng so với con số 7,7 năm 2017. Kể từ năm 2007, tự sát là nguyên nhân số 1 gây tử vong cho thanh thiếu niên, theo báo cáo của Cục Thống kê Hàn Quốc.

2.5 Bệnh tâm thần

Tại xứ kim chi, có đến hơn 90% nạn nhân tự sát có thể bị rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, chỉ có 15% trong số họ được điều trị phù hợp. Trong số hơn 2 triệu người bị trầm cảm mỗi năm, chỉ có 15.000 người được điều trị thường xuyên.

Hầu hết người dân ở đây đều coi nhẹ bệnh tâm thần nên các gia đình thường không khuyến khích thành viên mắc bệnh đi điều trị. Thêm đó vấn đề kỵ thị, nhiều triệu chứng của bệnh tâm thần bị bỏ qua. Điều này có thể dẫn tới những cách giải quyết không hợp lý, bao gồm cả tự tử.

Theo Bộ Sức khỏe và Phúc lợi, chỉ 15% số người tự tử thuộc nhóm mắc bệnh tâm lý từng được chữa trị. Còn lại, phần lớn họ tự xoay sở giải quyết vấn đề.

Qua những số liệu thống kê trên, có thể thấy tự tử đã trở thành một vấn nạn tại xứ kim chi. Và mặc dù Chính phủ Hàn đã cố gắng thực hiện một số biện pháp cắt giảm tỷ lệ tự sát quá cao, xong vẫn chưa có biện pháp nào hiệu quả thật sự.

4.0
OVERALL SCORE
1 user vote x 8.0

CATEGORIES
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)
Disqus (0 )
091.858.2233